Ngắm nhìn bữc Tuế hàn tam hữu (Tùng, Trúc, Mai)
Toàn thư trí tuệ về lạc thú cuộc sống của người Hồng Kông cổ đại.
Tuế hàn tam hữu (Tùng, Trúc, Mai)
Tùng, trúc, mai là hoa mộc được cổ nhân đặc biệt thích thú, được mệnh danh là Tuế hàn tam hữu (Ba bạn hữu trong gió rét). Kỳ lạ là, một mộc, một trúc, một hoa mà lại được liệt vào là “hữu”, kỳ thực nó biểu thị một tình cảm độc đáo của người Hồng Kông. Từ danh xưng của từng loại có thể nhận ra là, ba loại không giống nhau về tính chất được gọi là “hữu” vì, thứ nhất gió bắc lạnh thấu xương, vạn vật đều khô héo, chỉ độc nhất có ba loại này ngênh phong đón tuyết, trù phú tươi tốt, tiếp thêm sức sống cho nhân gian, làm bạn với con người vượt qua rét mướt khắc nghiệt, mang lại cảm hứng sinh mệnh cho con người, thứ hai là biểu thị thái độ thân kính của cổ nhân đối với ba loại hoa mộc này: Một mặt chúng vì nhau, hô ứng tương hỗ lẫn nhau, vẫy gọi nhau trong giá rét, nhưng trong mùa đông lạnh giá chúng lại bảo lưu được sắc thái độc đáo dị biệt của mình, hơn nữa, chúng lại là bạn của con người, từ trên thân thể chúng, con người có thể cảm nhận được sự tuôn chảy của lực sinh mệnh trong mùa đông giá lạnh.
Nhưng ba loại này rút cuộc lại có nhưng thuộc tính không giống nhau. Từ trong những thuộc tính không giống nhau của chúng, cổ nhân lại thể ngộ ra rất nhiều những cảm thụ khác nhau, biểu thị một cách sâu sắc góc nhìn độc đáo của dân tộc Hoa Hạ đối với thú tiêu khiển nhân sinh.
Tùng.
Lịch sử trồng hoa mộc của dân tộc Hoa Hạ có từ lâu đời. Trong Giáp Cốt Văn đã tìm thấy ba chữ : Viên, Phố ( vườn), hựu ( vườn thú). Cổ nhân chủ yếu trồng hai loại hoa mộc: một là ngũ cốc để đảm bảo cuộc sống vật chất sinh tồn, hai là hoa mộc, trồng vườn với diện tích nhỏ, dùng làm thuốc, lấy hoa tế lễ và thưởng ngoạn. Tùng là “hữu” thứ nhất trong Tuế hàn tam hữu, nó thuộc một trong những loại hoa mộc được trồng sớm nhất. Viên tức chỉ vườn nhà, cũng chi Tẩm viên. Tùng và bách đều không rụng lá, cao to vững trãi, cổ nhân thường gọi kép tùng bách. Trong quan niệm của cổ nhân, Tùng có những điểm độc đáo sau.
1. Tùng tượng trưng khí chất người quân tử. Nếu như các loại cây khác bị chôn vui trong giá lạnh, thì ngoài Trúc, mai, tùng hiên ngang nghênh phong đón gió. Vì thế cổ nhân cho rằng Tùng có khí chất của người quân Tử. Sở thư viết: “ Tùng là quân tử, mơ thấy tùng là nhìn thấy quân tử”
2. Cổ nhân cho rằng Tùng bách cũng có những phẩm chất ưu tú như con người. Lễ ký nói: “ Tùng bách có tâm như con người nên bốn mùa màu lá không thay đổi”. Đặc biệt, Tùng bách không két đất. Quốc ngữ nói: Trên núi cao, không sinh thảo mộc, là đất của tùng bách, đất không phì nhiêu”. Chính vì không kén đất, lại xanh tốt quanh năm nên cổ nhân chọn tùng bách tượng trưng cho lý tưởng xanh hoá đạo lộ. Sử ký ghi: Tần Thuỷ Hoàng thống nhất thiên hạ, tu sửa đường xá, đường rộng năm mươi bước, hai bên xây tường, cứ cách ba trượng trồng một cây tùng xanh. Tính chất lý tưỏng của tùng, xanh bốn mùa, làm đẹp cho đời, tượng trưng cho đạo của người quân tử.
3. Vì tùng tứ thời xanh tươi nên cổ nhân cho rằng, chúng lại tượng trung để cổ nhân ký thác sự nhớ thương. Thời Xuân thu cổ nhân thường trồng cây tùng bên cạnh mộ của tiền nhân. Tùng trồng bên cạnh mộ tổ tiên không chỉ tương trưng cho tinh thần hiên ngang, trường tồn mà còn thể hiện sự tương thông giữa người chết và tùng, hoặc tinh linh người chết nhập vào thân thể cây tùng.
4. Vì những đặc tính trên nên tùng được coi là cây linh thiêng, có thể hoá nhập, biến thành con vật, hoặc ăn quả tùng có thể trường sinh bất lão. Trong “ Cao cao sơn ký” nói: trên vùng đất cao có một cây đại thụ tùng, không biết mấy nghìn năm tuổi, nhưng tinh linh của nó có thể biến thành Trâu xanh và rùa. Nếu như ăn được quả của cây đại thụ tùng có thể trường sinh bất lão”
5. Cổ nhân cho rằng bách thụ là âm mộc. cho nên chữ bách có bộ “bạch” đi cùng. Bạch là Tây phương chính sắc. Bách hướng đến “âm” là chỉ Tây , không giống như các cây khác đều hướng đến Dương, vì vậy thụ bách là “cây có Trinh đức”. Cổ nhân khi cư táng, thường trồng bên mộ tiền nhân bách thụ càng trở nên phổ biến. Thời Hán, Lý Tuần Tao, khi cha mẹ chết liên tục 6 năm liên ở bên mộ cha mẹ tự thân gánh đất trồng cây bách. Hán Vũ Đế khi xây dựng Bá Lăng, không giống như các hoàng đế khác đắp đất cao thành gò núi, mà trồng dầy đặc xung quanh lăng mộ toàn là bách. Trồng bách trên mộ, trực tiếp tượng trưng cho danh tiếng và công đức của tổ tiên, đồng thời người sau cũng gữi gắm tấm lòng nhớ thương đối với tổ tiên. Đối với một đất nước nước lấy hiếu trị quốc như Hồng Kông, thì ý nghĩa này vô cùng to lớn. Mộ bách hiên ngang lẫm liệt, bất khả xâm phạm.
Tóm lại tôn sùng bách thể hiện một cách sung mãn khí chất nho gia. Nó trở thành một bộ phận trọng yếu trong hành vi sinh mệnh của cổ nhân, cắm rễ vào chiều sâu tâm linh cổ nhân. Vì vậy, người phương đông lấy màu trắng làm thói quen biểu thị sự bi ai và trang trọng. Từ phương diễn này có thể tìm ra đáp án cho mối thâm tình kỳ lạ, cố kết giữa tùng bách và cổ nhân. Tạ Huệ Liên ca ngời , tùng duy nhất là cây Linh mộc
Trúc.
1. Trúc và công năng triết học; 2. Trúc và người quân tử
1. Trúc và công năng triết học.
Thởi Nam triều lục tống, trong Trúc phổ viết: Trong thực vật, có loài viết là Trúc: bất cương bất nhu, phi thảơ phi mộc, tiểu dị không thực, đại đồng tiết mục ( tạm dịch: không cứng không mềm, không phải là thảo, không phải là mộc, dị biệt ở tâm không, giống nhau ở các tiết, mục”. Đây chính là đặc điểm của trúc. Như vậy, thứ nhất, Trúc không thuộc loại hoa cỏ, cũng không thuôc họ hàng nhà thụ mộc, chúng khu biệt nhau ở chỗ tâm địa thành thực, có tâm không, nhưng tương đồng đều có tiết, dóng, đốt đều nhau. Giang Yêm, trong Linh khâu trúc phú tiến thêm một bước chỉ ra đặc trưng của trúc: Trúc : phi anh phi dược, phi hương phi phức, nhi trân khoá tiên thảo, bảo du linh mộc ( tạm dịch: không phải hoa, không phải dược, không có hương không có phức, mà quý giá hơn tiên thảo, quý giá hơn linh mộc). Vậy, phẩm đức nào của trúc có mối liên hệ với người quân tử. Thời Tấn, trong Trúc Phú ( tác giả họ Giang, chưa tra ra tên) viết: sở dĩ trúc có công năng triết học vì trúc vốn có :dung mạo rất thuần khiết tựa tự nhiên, trong trống rỗng giống như Đạo(Đạo gia), thân tròn tựa như trời”. Bạch Cư Dị trong Dưỡng Trúc ký viết: Trúc tựa người hiền ở chỗ nào: Trúc vốn kiên cố (hiên ngang, cố định), cố định thuộc đức của thụ (cây), người quân tử nhìn thấy gốc, vì vậy xây kiến lập mà không nhổ; Trúc trực tính, trực lấy để lập thân, quân tử kiến tính, trong suy nghĩ độc lập, không ỷ lại người khác; Trúc tâm không, không là thể của đạo, quân tử kiến tâm, nguyên tắc trong suy nghĩ cần cảm thụ cái hư; Trúc tiết trinh, trinh để lập chí, quân tử kiến tiết, nguyên tắc phải rèn luyện”
Như vậy, từ bốn thuộc tính : bản, tính, tâm, tiết có thể dễ dàng thấy rằng phẩm tính của trúc và người quân tử là tương đồng
2. Trúc và người quân tử.
Do phẩm cách của trúc và người quân tử có quan hệ mật thiết như vây, nên trong văn nhân sỹ đại phu từ cổ chí kim, có rất nhiều người mê trúc, say trúc, thậm chí nghiện trúc, coi trúc như sinh mạng của mình. Vương Duy thường thường xem trúc đến bần gia ( xem trúc đên mức nghèo đói). Mai Nghiêu Thần nói: mua sơn tất phải mua tuyền (nước suối trong), trồng cây tất phải trồng trúc. Tô Đông Pha Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc ( có thể ăn không có thịt, nhưng sống không thể thiếu trúc). Trong mấy nghìn năm xã hội phong kiến Hồng Kông, văn nhân và trúc còn có mối quan hệ với cá, thủy. Trong cuộc sống, nếu như không có trúc, văn nhân khó mà là văn nhân bình thường. Nếu ở trong rừng trúc, văn nhân được ngưng tụ trong cảnh giới khí vị vô cùng đặc biệt.
Trong cuộc sống, văn nhân con coi trúc như sinh mạng của mình. Trúc trở thành vật không thể rời xa trong cuộc sống của văn nhân, trúc như vây quanh cuộc sống của văn nhân. Vương Tử Du, thị trúc như mệnh ( xem trọng trúc như mệnh). Có một lần, ông mược tạm được một căn phòng, vừa sắp xếp hành lý xong, ông gọi người đem trúc đến trồng sau phòng . Có người hỏi ông, ở tạm làm gì mà phiền phức vậy, ông chỉ trúc mà trả lời, một ngày có thể sống không quân tử được không. Vương Tử Du yêu trúc đếm mực cuồng si. Có lần ông đi trên đường, nhìn thấy một gia đình có rừng trúc rất đẹp, ông liền dừng xe, chủ nhà biết được đại danh của Vương Tử Du bèn sai người bày tiệc rượu. ông liền chạy đến rừng trúc, đi lại nhìn ngắm, thưởng thức rừng trúc, ngâm vịnh rất lâu, sau đó đi luôn. Chủ nhà bất ngờ, rất bực tức, phái nô bộc đóng cửa lớn, không cho ông ra. Lúc này Vương Tử Du mới tỉnh trở lại: Tự mình ngẫm ngợi về Trúc, không thèm nói với chủ nhà một câu. Vương Tử Du trở thành người yêu trúc đến mức quồng nhiệt, hay còn gọi là mắc loại bệnh trúc tích ( nghiện trúc). Đời nhà Thanh có một trong dương châu bát quái nổi tiếng là Trịnh Bản Kiều. Trịnh Bản Kiều được mệnh danh là trúc nhân hay trúc ông. Trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của ông, trừ một sô ít là Lan, mai, cúc ra, chủ yếu đều là Trúc. Ông ăn cũng có trúc bên cạnh, ở có trúc bên cạnh, trồng toàn là trúc, xem cũng xem trúc. vẽ chủ yếu vẽ trúc. Với Trịnh Bản Kiều, người và trúc, trúc và hoạ hợp thành nhất thể, trở thành một người tự nhiên.
Như vậy, văn nhân sỹ đại phu cổ đại, không chỉ coi trúc là bạn, mà trúc đã trở thành một phần của cuộc sống, thậm chỉ với một số văn nhân trúc chính là sinh mệnh., sinh mệnh chính là trúc.
Mai.
Trong tuế hàn tam hữu, cổ nhân xếp Mai ở vị trí thứ ba, bởi vì, tùng và trúc bốn mùa đều xanh tươi, duy nhất chỉ có Mai, nở hoa vào đúng lúc mùa đông giá rét nhất, báo hiệu lũ hoa về. Mai mà cổ nhân thường ngâm vịnh, có ba loại: Dương mai, mai vàng và mai. Nói chặt chẽ hơn, chỉ có loại thứ ba mới là Mai – một trong tuế hàn tam hữu. Cổ nhân cho rằng, mai nở hoa sớm, nó giống như là người bạn nở giữa mùa đông cô đơn để mau chóng đến làm bạn với con người, vì vậy cổ nhân hết sức thân thiết đối với Mai.: Mai hung sung tuyết lai tương kiến ( Mai phá băng tuyết để tương kiến với con người). Đồng thời càng nhiệt tình hơn nữa gọi mai là “hữu” là bởi Mai lại là loại nở hoa đầu tiên trong muôn hoa: mai hoa đặc tảo, thiên năng thức xuân ( mai nở đặc biệt sớm, có thể biết được mùa xuân). Vì thế cổ nhân cho rằng Mai là quân tử thanh cao và anh hùng. Mai giống như trúc, tức là một “hữu” trong tuế hàn tam hữu, đồng thời mai lại là một thành viên trong hoa trung tứ quân tử ( chú ý: từ bằng hữu là chỉ bạn bè học cùng thầy, cùng chí hướng. Trong đó, bằng là nhiều bạn học cùng một thầy, nhưng không có nghĩa là hữu, cùng chí hướng với nhau gọi là hữu. Mai, trúc, tùng đều là hữu là vì thế),
Cổ nhân tìm kiếm nhã thú trong Mai căn cứ từ các thuộc tính của mai như: Màu sặc, thời kỳ nở hoa, thực tính, tác dụng để thể hiện tư tưởng tình cảm và khí chất tinh thần.
Hoa mai có hai mầu thướng thấy nhất là : trắng và hồng: mai hoa sắc bạch tuyết trung minh ( sắc trắng hoa mai sáng trong tuyết). Trên thân thể của mai trắng chúng ta thường nhìn thấy: bi và sầu. Trên thân thể của mai hồng lại thường nhìn thấy một loại tương tư khắc cốt ghi tâm.
Cổ nhân thưởng mai, thứ nhất chủ yếu nhìn ngắm thế cong, uốn lượn của cành mai, hai là thưởng phẩm chủ yếu là thưởng thức mùi hương sức đậm. Quần Phương phổ”nói Mai hoa ưu vu hương ( hoa mai ưu việt nhất ở hương), tức là hoa mai lấy hương dành thắng lợi. ở cành Mai già, mọi người nhìn thấy hoài niệm đối với cố nhân. Khi thưởng thức hương mai, người ta thường thể hội được sự sảng khoái say đắm trong cảm giác rung hợp với tự nhiên. Bởi vì mai có kỳ hương nên các thiếu nữ thiếu nữ thường hay ngắt hoa mai cài bên tóc mai
Đối với việc trồng mai, cổ nhân kiến lập nên được môi trường sở thích của mai. Tính Mai thích ôn hoà, vì vậy mà vùng Đặng Uý Tô Châu, Triệu Sơn Hàng Châu, Mai Viên Vô Tích là quê hương nổi tiếng lâu đời của Mai. Trồng mai, dưỡng mai và cắm mai đã trở thành nơi ký thác nhã thú và sự đam mê của sỹ quân tử. Không dưỡng mai, tựa hồ như không có biện pháp nào bước vào thú chơi của làng chơi sỹ quân tử.
LÍ QUÂN BÌNH – Trịnh Văn Định dịch
Nguồn dịch: Hoàng Trác Việt và Đảng Thánh Nguyên chủ biên, Hồng Kông nhân đích nhàn tình dật trí (中国人的闲情逸致), Quảng Tây Sư phạm Đại học xuất bản xã, 2007, tr. 185-192.
Bản dịch đã đăng tại: tạp chí Văn hóa Nghệ An, số Tết, 2010.
Theo khoavanhoc.edu.vn
Leave a Reply