Gốm sứ men ngọc Long tuyền Quý hiếm (phần cuối)
Đồ gốm Hoàng gia Long Tuyền thời Minh
Các ghi chép chính thức của nhà Minh, Da Ming Huidian (大明会典) ghi lại rằng có rất nhiều trường hợp Triều đình đặt hàng Raozhou (饶州) nghĩa là Jingdezhen và Chuzhou (处州) để sản xuất đồ gốm sứ sử dụng trong Triều đình và dùng trong các nghi thức hoặc tiến cống ra nước ngoài. Khu vực lò sản xuất cuối cùng đã được tìm thấy tại Dayao Feng DongYan (大窑枫洞岩) và chính thức được khai quật năm 2006.
Khu vực lò sản xuất Feng Dongyan
Theo Da Ming Huidian, các loại bình làm cho Hoàng gia căn cứ vào hình dáng và thiết kế theo quy định của Triều đình. Các kết quả khai quật thu thập được xác nhận rằng hình dáng và thiết kế bình tương tự như đồ gốm Hoàng gia thời Minh có màu trắng và xanh được sản xuất tại Jingdezhen trong thời Minh Thái Tổ và Hoàng đế Vĩnh Lạc. Việc tráng men và chất lượng các hoa văn chạm khắc trên sản phẩm vô cùng tinh xảo. Chúng được phủ bột trắng và min hơn, và được nung dưới nhiệt độ cao. Chúng có màu xanh xám sáng hơn và màu men tráng phủ đa lớp trong suốt hơn. Vì có sự tham gia chính thức rõ ràng vào quá trình sản xuất, lò nung tại Feng Dongyan được xác nhận là nơi sản xuất ra đồ gốm Guan Long Tuyền thời Minh. Căn cứ theo các ghi chép từ thời Minh, bắt đầu từ thời Hoàng đế Thành Hóa, Long Tuyền không còn sản xuất đồ gốm Hoàng gia cho Triều đình nữa.
Dưới đây là một vài hình ảnh cho thấy sự so sánh giữa hình dạng và họa tiết của một số bình sản xuất tại Long Tuyền và Jingdezhen. Sự liên kết giữa các đồ gốm Hoàng gia là vô cùng rõ ràng.
Một số đồ gốm Long Tuyền kiểu Guan thời Minh có thể được tìm thấy trong các bộ sưu tập Trung Đông ví dụ như Topkapi và có thể được gửi ra nước ngoài dưới hình thức đồ tiến cống. Số lượng kiểu này tương đối ít. Tại Indonesia, một vài chiếc bình tương tự có thể được tìm thấy tại Trowulan, thủ phủ của Đế quốc Majapahit. Dưới đây là hai chiếc bình được khai quật tại Trowulan. Chạm khắc phức tạp, chất lượng men mịn màng và bầu bình được so sánh với các mẫu vật Hoàng gia được sản xuất trong lò như minh họa ở trên.
Đồ gốm Thông thường Long Tuyền thời Minh
Trên hai xác tàu Turiang và Longquan có niện đại từ thời Minh Thái Tổ/Hoàng đế Vĩnh Lạc, những chiếc đĩa lớn với hoa văn chạm nổi ở phần trung tâm trên chân đế trong và những dải dọc thẳng đứng, xuất hiện và trở thành loại sản phẩm chính được xuất khẩu.
Trong thời Minh Thái Tổ/Hoàng đế Vĩnh Lạc, những sản phẩm với họa tiết hình hoa chạm khắc/dây cuộn hình hoa ví dụ chiếc đĩa ở dưới không xuất hiện chiếm phần lớn trong các loại mặt hàng xuất ra nước ngoài trong số các loại đĩa Long Tuyền. Tuy nhiên, qua thời gian xác tàu Lena có niên đại từ thời Minh Thái Tổ, chúng bắt đầu trở thành loại sản phẩm chính được xuất khẩu. Điều này có thể là do những loại này được chủ yếu sản xuất trong giai goạn giữa đến cuối thế kỷ 15. Có một số ít đĩa có họa tiết hình hoa chạm nổi ở trung tâm và cái dải dọc trên thành trong.
Đối với những sản phẩm được trang trí công phu, cả mặt trong và mặt ngoài của đĩa/bát được trang trí với họa tiết hình hoa chạm khắc. Thực tế là, các dây cuộn hình hoa chạm khắc rất giống với những họa tiết được tìm thấy trên những đĩa/bát màu trắng và xanh của thời Minh trong giai đoạn này.
Đĩa tráng men ngọc thời Minh với họa tiết hình hoa chạm nổi và chạm khắc. Các mẫu vật tương tự được tìm thấy trong hàng hóa trên xác tàu Lena
Bên cạnh hoa văn chạm khắc đặc biệt, Đồ gốm Long Tuyền thời Minh cũng có một số đặc trưng phổ biến khác. Về cơ bản, chúng có phần bầu dày hơn, nặng hơn và được nung trong nhiệt độ cao hơn nếu so sánh với những sản phẩm thời Nguyên. Khi tạo hình bằng những ngón tinh, rất nhiều sản phẩm có vòng cao. Về màu men, nhiều sản phẩm có màu xanh xám nhạt hoặc xanh cỏ. Chân đế của bát thường dày hơn so với những sản phẩm có niên đại từ thời Nguyên.
Hai bát thời Minh từ thế kỷ 15, một chiếc được chạm khắc và một chiếc chạm nổi với hoa văn
Một vài loại bát và đĩa được chạm nổi với họ của chủ lò sản xuất. Chiếc đĩa bên trái có dòng chữ chạm nổi Gu Shi (顾氏) và chiếc còn lại có dấu Gu. Một chiếc đĩa tương tự với chiếc bên tay trái được tìm thấy trong hàng hóa trên xác tàu Lena. Gu shi Cheng (顾仕成) là một chủ lò sản xuất nổi tiếng từ Dayao trong giai đoạn giữa thời Minh. Các sản phẩm với dấu Gu có thể liên quan đến những sản phảm được sản xuất tại các lò điều hành bởi gia đình của chủ lò nói trên.
Những chiếc đĩa này với mép hình hoa là một sản phẩm phổ biến trong giai đoạn giữa thời Minh
Một loại bát mới được tạo dáng giống cánh hoa cúc mảnh mai xuất hiện vào giai đoạn giữa thời Minh. Những loại bát tương tự cũng được phát hiện trên xác tàu Lena.
Vào cuối thời Minh Thế Tông, đồ gốm Long Tuyền rất ít khi được tìm thấy trên thị trường nước ngoài. Đồ gốm xanh trắng từ Jingdezhen trở thành loại mặt hàng chiếm ưu thế. Một khảo sát các lò sản xuất tại Long Tuyền cũng cho thấy rằng vào giai đoạn giữa thời Minh, số lượng lò sản xuất còn hoạt động là rất nhỏ (ít hơn 20% so với số lượng lò sản xuất trong thời Nguyên). Lệnh cấm thương mại quốc tế (ngoại trừ thông qua một số kênh cống nạp chính thức) được áp dụng trong thời kỳ Minh Thái Tổ đã cơ bản cắt đứt nhu cầu ở nước ngoài và rất nhiều lò sản xuất đã bị ép phải đóng cửa. Sauk hi dỡ bỏ lệnh cấm thương mại quốc tế trong thời Minh Mục Tông, đồ gốm Long Tuyền không thể chiếm lại thị trường nước ngoài như trước nữa. Quy mô sản xuất tiếp tục bị thu hẹp và chất lượng sản phẩm ngày càng giảm xuống.
Bình thời Minh vào thế kỷ thứ 16. Trang trí hình thoi chạm khắc là đặc trưng trong giai đoạn này
Bình men ngọc Long Tuyền cuối thời Minh với họa tiết hình hoa được chạm khắc. Rất nhiều sản phẩm cuối thời Minh được phủ men rạn.
Một lư hương thời Minh vào khoảng thế kỷ 15/16
Đồ gốm Long Tuyền nhà Thanh
Trong thời Thanh, vẫn còn một số đồ men ngọc Long Tuyền được sản xuất với quy mô nhỏ. Một số lò sản xuất thời Thanh được phát hiện nằm ở Long Tuyền Sun keng (孙坑). Lớp men mỏng có màu vàng và thường được trang trí với họa tiết chạm khắc. Trong quá khư, trước khi phát hiện ra lò sản xuất Sun Keng, những sản phẩm như vậy được đặt tên là Zha Pu Longquan (乍浦龙泉) bởi những nhà phân phối sản phẩm cổ đại Trung Quốc. Chúng được sản xuất phục vụ người tiêu dùng trong trước. Chúng không còn giống với đồ gốm Long Tuyền trong quá khư nữa.
Đồ gốm Long Tuyền Cộng hòa
Dưới thời Cộng hòa, các thợ gốm từ Long Tuyền bắt đầu thử nghiệm và tái tại đồ gồm bằng việc sử dụng loại men giống với loại men từ thời Tống/Nguyên. Chúng được coi là bản sao để đánh lừa những nhà sưu tập thiếu kinh nghiệm cả trong nước và nước ngoài. Về cơ bản, các thợ gốm Long Tuyền hiện nay đã là bậc thầy đối với kỹ thuật làm men và nung của quá khứ. Sự xuất hiện của các bản sao cao cấp đồ gốm Long Tuyền thời Tống/Nguyên rất giống với bản gốc.
Được viết bởi: NK Koh (03-03-2008). Được viết lại vào lúc: 12-01-2012 ,
Tài liệu Tham khảo:
1. Niên biểu Đồ gốm Long Tuyền của thời Tống và Nguyên bởi Kamei Meitoku. Bài viết được xuất bản trong cuốn “New Light on Chinese Yue and Longquan wares” do Chumei Ho biên tập.
2. 龙泉窑研究– 中国古陶瓷学会 (故宫出版社)
Theo Cổ vật tinh hoa ( Nguồn: koh-antique.com)
Leave a Reply